Nhà vệ sinh được coi là công trình quan trọng cho dù ở bất kỳ đâu. Không chỉ ở hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng mà những nơi công cộng cũng vô cùng cần thiết. Tuỳ thuộc vào diện tích, khoảng không gian nơi đặt nhà vệ sinh thì sẽ có các kiểu thiết kế, xây dựng phù hợp dựa trên các tiêu chuẩn riêng. Vậy thì tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng thường được ứng dụng là như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ đem đến câu trả lời cho bạn nhé.
1. Số lượng phòng của nhà vệ sinh công cộng
Đối với bất kỳ nhà vệ sinh công cộng nào, phục vụ cho người làm văn phòng, công nhân hay học sinh, sinh viên thì tất yếu đều cần có 2 khu vực: nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh nữ. Với điều kiện không gian, diện tích khác nhau thì sẽ thiết kế số lượng phòng, buồng vệ sinh phù hợp. Ngoài ra, một số địa điểm còn thiết kế thêm khu vực riêng để phục vụ cho người khuyết tật.
Tiêu chuẩn số lượng nhà vệ sinh cho công nhân, khu công nghiệp, người làm văn phòng, học sinh,… tối thiểu cần đạt là 2 phòng (buồng).
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng
Trong thiết kế WC công cộng, chúng ta có các tiêu chuẩn cần quan tâm đến gồm: tiêu chuẩn về kích thước, tiêu chuẩn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn mặt sàn, tiêu chuẩn bể phốt,…
Tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh công cộng
– Tổng diện tích thể hiện bản vẽ thiết kế, kích thước thực tế của nhà vệ sinh công cộng tối thiểu phải đạt từ 2 – 3 (m2). Trường hợp lắp đặt tại những nơi tập trung nhiều khách du lịch hay ở khu vực đông dân cư qua lại thì diện tích này cần tăng lên theo tỷ lệ tương ứng. Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của mọi người, từ đó đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể tăng kích thước nhà vệ sinh lên 4 – 12 (m2),…
– Kích thước 1 buồng vệ sinh tối thiểu khi xây dựng nhà vệ sinh công cộng là 2.5 (m2).
– Kích thước lý tưởng của cửa buồng vệ sinh dao động trong 3 khoảng: 190 x 68 (cm); 210 x 82 (cm); 230 x 102 (cm).
– Chiều cao tiêu chuẩn tính từ trần của nhà vệ sinh đạt 220 (cm).
– Mặt sàn và chậu rửa (lavabo) có khoảng cách tiêu chuẩn khoảng 82 – 85 (cm).
Tiêu chuẩn vị trí xây nhà vệ sinh công cộng
– Vị trí xây dựng khu nhà vệ sinh buộc phải đặt tại các khu vực cao ráo, không có tình trạng ngập nước.
– Nơi xây nhà vệ sinh phải đặt xa các nguồn nước công cộng, để tránh ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt. Khoảng cách tối thiểu là phải cách xa 10 (m).
– Vị trí đặt nhà vệ sinh công cộng phải dễ tiếp cận, có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Ngoài ra, điều quan trọng không kém là phải đảm bảo an ninh trật tự.
Tiêu chuẩn về mặt sàn nhà vệ sinh
– Thiết kế mặt sàn hay rãnh thoát nước cho khu vực phòng vệ sinh công cộng phải láng, nhẵn, không bị gồ ghề. Hạn chế tối đa tình trạng đọng nước cũng như sụt lún bên trên bề mặt sàn. Điều này vừa giúp duy trì tuổi thọ công trình, vừa giúp nhà vệ sinh thêm sạch sẽ.
– Thiết kế độ dốc mặt sàn phòng vệ sinh phù hợp với diện tích, không gian tổng thể.
– Nên dọn dẹp, vệ sinh, rửa mặt sàn thường xuyên nhằm hạn chế một cách tốt nhất của sự phát triển các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại.
Tiêu chuẩn về bể phốt, nhận diện
– Miệng bể phốt xây cao hơn bề mặt đất tối thiểu 20 (cm). Hố bể phốt có nắp che đậy kín.
– Có ống dẫn nước tiểu, chất thải ra bể chứa, không để chảy trực tiếp vào bể phốt.
– Có hệ thống ánh sáng, thông gió đầy đủ đi âm tường.
– Có biển báo, ký hiệu khu vực vệ sinh nam/nữ cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt
3. Một số bản vẽ nhà vệ sinh công cộng thông thường
Có nhiều phong cách thiết kế cũng như xây dựng vị trí các buồng vệ sinh khác nhau dựa trên địa thế và quy mô xây dựng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kích thước thiết kế hay khoảng cách các buồng vệ sinh thì tương đối giống nhau. Các bạn có thể tham khảo một số thiết kế nhà vệ sinh 3 phòng, 6 phòng đối xứng, 7 phòng liền kề như sau:
Thiết kế nhà vệ sinh công cộng 3 phòng
Mẫu nhà vệ sinh 3 phòng dưới đây có kích thước 2.7 x 1.5 (m). Thiết kế đồ dùng, thiết bị bên trong tương đối đơn giản, chỉ gồm bồn cầu và bồn rửa tay. Kích thước mỗi phòng có chiều rộng 90 (cm) để phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại đa số người trưởng thành. Dạng phòng này sẽ là gợi ý hoàn hảo với những nơi công cộng có ít dân cư. Vừa mang lại hiệu quả cao, tối ưu không gian và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Thiết kế nhà vệ sinh có 6 phòng đối xứng
Thiết kế bản vẽ nhà vệ sinh kiểu đối xứng được chia thành 2 phần riêng biệt, rõ ràng. Gồm một khoảng không gian dành cho nam và bên còn lại dành cho nữ. Mỗi phần có 3 buồng vệ sinh sử dụng cùng lúc. Ở phần khu vệ sinh dành cho nam thì ngoài bồn cầu còn có thiết kế thêm bồn tiểu treo dạng đứng tiện lợi. Thiết kế này phù hợp với những nơi tập trung nhiều công nhân, dân cư đông hay văn phòng lớn.
Thiết kế nhà vệ sinh 7 phòng liền kề
Bản vẽ 7 phòng vệ sinh công cộng được chia thành 2 phần rõ rệt. Một phần dành cho nam gồm 5 buồng nhỏ và khu dành cho nữ với 2 phòng vệ sinh riêng. Bên khu vực nam giới có thể đặt 2 bồn rửa, 8 bồn tiểu. Đối với bên phòng vệ sinh nữ thì chỉ gồm 1 chậu rửa tay. Và cửa vào 2 khu vệ sinh được thiết kế theo hướng ngược nhau nhằm hạn chế được tình trạng đi nhầm khu vệ sinh. Tất nhiên là tưởng hoặc cửa có ký hiệu khu vực riêng.
Thiết kế nhà vệ sinh công cộng 8 phòng hiện đại
Nếu có điều kiện về không gian cũng như kinh tế thì nhà vệ sinh 8 phòng hiện đại sẽ càng tuyệt vời hơn. Lắp đặt khoa học thiết bị cũng như phân chia khu vực với đầy đủ công năng cần thiết cho một thiết kế nhà vệ sinh hiện đại. Mẫu nhà vệ sinh này thể hiện tách biệt hai không gian giành cho nam và nữ. Mỗi khu vực gồm 4 buồng riêng và 2 bồn rửa. Riêng đối với khu nam thì ngoài bồn cầu và bồn rửa thì còn lắp đặt thêm 4 bồn tiểu treo dạng đứng.
Trên đây là những thông tin về các tiêu chuẩn cũng như thiết kế nhà vệ sinh công cộng để bạn đọc tham khảo. Tùy vào diện tích, không gian, vị trí xây dựng mà chúng ta có thể chọn lựa được nhiều kiểu, phong cách nhà vệ sinh khác nhau. Bên cạnh đó thì tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng, vị trí, nơi thải để vừa mang lại hiệu quả tốt mà vẫn đảm bảo sức khỏe cộng đồng.